Menu Close

Blockchain là gì? Ứng dụng của Blockchain trong tương lai

cong-nghe-blockchain-la-gi

Những năm gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng nhắc khá nhiều về các cụm từ: Bitcoin, Blockchain, tiền kỹ thuật số,… Những cụm từ này thực sự khá còn xa lạ với nhiều người. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Blockchain là gì? Các ứng dụng Blockchain trong các lĩnh vực đời sống?  Cùng tìm hiểu và nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này tới nhiều người nhé!

Blockchain là gì?

Theo wikipedia, Blockchain hay còn gọi là chuỗi khối, là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

blockchain-la-gi

Blockchain được thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008, đến nay hệ thống Blockchain đã phát triển trên nhiều quốc gia. Ứng dụng của blockchain sử dụng trong giao dịch ngân hàng, lưu trữ hồ sơ sức khỏe, hợp đồng thông minh, giám sát nguồn gốc cung ứng và còn hơn thế nữa.

Blockchain có an toàn không?

Một câu hỏi mà nhiều người đặt ra về hệ thống Blockchain này liệu có an toàn không?

Câu trả lời là CÓ. Blockchain rất an toàn và rất khó nếu có thể gọi là “không thể” hack được.

Bởi vì công nghệ chuỗi khối giúp giải quyết các vấn đề bảo mật, các khối mới luôn được lưu trữ tuyến tính và theo thứ tự thời gian. Chúng được thêm vào “phần cuối” của Blockchain. Sau khi khối được thêm vào phần cuối của blockchain thì rất khó quay lại và thay đổi. Trừ khi đa số đạt được sự đồng thuận cùng hàm khối trước nó và thời gian được đề cập.

Mã được tạo ra bởi hàm toán học biến thông tin thành các chuỗi số và chữ cái (Hàm băm). Nếu thông tin được chỉnh sửa thì mã thay đổi.

Khi Blockchain bị hacker tấn công sẽ như thế nào?

hacker-tan-cong-mang-luoi-blockchain

Giả sử hacker muốn thay đổi chuỗi khối và đánh cắp Bicoin từ người khác. Hacker thay đổi bản sao, bản sao này sẽ không phù hợp với bản sao của người khác. Khi người khác tham chiếu chéo, sẽ thấy bản sao này nổi bật. Lúc này  bản chuỗi của hacker đó là bất hợp pháp.

Muốn hack được hacker phải kiểm soát đồng thời và thay đổi 51% bản sao của Blockchain để bản sao mới thành bản sao chính. Một cuộc tấn công như vậy yêu cầu lượng lớn tiền và tài nguyên. Vì chúng phải thực hiện lại trên tất cả các khối có dấu thời gian và mã xác nhận khác nhau.

Do quy mô và tốc độ vượt bậc của Blockchain mà chi phí cho một kỳ tích “hack” như vậy là vô cùng lớn. Điều này cực kỳ tốn kém và không có kết quả.

Khi nhận thấy sự bất thường, các quản trị mạng sẽ chuyển sang một phiên bản mới của chuỗi không bị ảnh hưởng gì. Điều này khiến bản bị tấn công giảm giá trị và cuộc tấn công trở nên vô nghĩa. Điều tương tự cũng xảy ra khi kẻ xấu tấn công đợt các ngã ba (Fork) của Blockchain

Đọc thêm: Tất tần tật về Bitcoin từ A tới Z mà bạn nên biết

Ưu điểm và nhược điểm của Blockchain

Tiềm năng của Blockchain như một hình thức lưu trữ hồ sơ phi tập trung gần như không có giới hạn. Quyền riêng tư của người dùng và độ bảo mật cao hơn. Phí xử lý thấp hơn và ít lỗi hơn. Tuy nhiên không có cái gì là hoàn hảo 100%, Blockchain cũng có những nhược điểm nhất định.

Ưu điểm của Blockchain

Rất khó để hack

Các giao dịch trên mạng blockchain được chấp thuận bởi một mạng lưới hàng nghìn máy tính, điều này loại bỏ nguy cơ sự tham gia của con người vào quá trình xác minh. Từ đó dẫn đến ít sai sót và ghi lại thông tin chính xác.

 Bất cứ khi nào một khối mới được thêm vào blockchain, mọi máy tính trên mạng đều cập nhật blockchain để phản ánh sự thay đổi. Bằng cách truyền bá thông tin đó trên mạng, thay vì lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu trung tâm, blockchain trở nên khó giả mạo hơn. Nếu một bản sao của blockchain rơi vào tay của một tin tặc, chỉ một bản sao thông tin sẽ bị xâm phạm thay vì toàn bộ mạng.

Nếu muốn xâm nhập thì cần thực hiện bởi ít nhất 51% máy tính trong mạng lưới và cùng một thời điểm. Điều này gần như không thể xảy ra đối với mạng lớn và đang phát triển như Blockchain.

Giảm chi phí

Thông thường, chúng ta trả phí cho ngân hàng để thực hiện một giao dịch. Blockchain loại bỏ nhu cầu xác minh của bên thứ ba và các chi phí liên quan.

Ví dụ, doanh nghiệp phải trả một khoản phí nhỏ khi mà họ thanh toán bằng thẻ tín dụng. Do phải thanh toán cho các ngân hàng và công ty xử lý các giao dịch liên quan đó. Bitcoin không cần sự xác minh bên thứ ba nên cắt giảm được chi phí này.

Giao dịch nhanh chóng

giao-dich-nhanh-chong-giua-cac-quoc-gia

Các giao dịch được thực hiện thông qua các cơ quan bên thứ ba thường mất vài ngày đến một tuần để giải quyết. Ví dụ bạn chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài cần quá trình xác minh và thủ tục lằng nhằng, mất khá nhiều ngày để hoàn thành. Các cản trở về múi giờ và thời gian làm việc là cản trở vô cùng lớn.

Thay vào đó Blockchain hoạt động 24/7, các giao dịch có thể được hoàn thành trong ít nhất mười phút và được coi là an toàn chỉ sau vài giờ.

Bảo vệ tính riêng tư của người giao dịch

bao-ve-su-rieng-tu-cho-nguoi-dung

Nhiều mạng Blockchain hoạt động như cơ sở dữ liệu công cộng. Có nghĩa là bất kỳ ai kết nối internet đều có thể xem danh sách lịch sử giao dịch của mạng. Mặc dù người dùng có thể truy cập thông tin chi tiết về các giao dịch nhưng không thể truy cập thông tin nhận dạng về người thực hiện giao dịch đó.

Sự an toàn trong giao dịch

Khi một giao dịch thực hiện, tính xác thực của nó sẽ được xác minh bởi mạng blockchain. Hàng nghìn máy tính trên Blockchain xác nhận ngay rằng thông tin về giao dịch là chính xác. Sau khi máy tính xác thực giao dịch, nó sẽ được thêm vào chuỗi khối blockchain. Mỗi khối trên Blockchain sẽ chứa hàm băm duy nhất của riêng khối đó. Khi thông tin trên một khối được chỉnh sửa theo bất kỳ cách nào thì mã băm của khối đó sẽ thay đổi. Tuy nhiên mã băm trên khối sau nó không bị thay đổi. Sự khác biệt này khiến cho thông tin blockchain cực kỳ khó thay đổi.

Tính minh bạch

Hầu hết các blockchain hoàn toàn là phần mềm mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai đều có thể xem mã của nó. Điều này cung cấp cho các kiểm toán viên khả năng xem xét các loại tiền điện tử như Bitcoin để bảo mật.

Không có thẩm quyền thực sự về người kiểm soát mã Bicoin hoặc cách nó được chỉnh sửa. Do đó bất kỳ ai cũng có thể đề xuất cách thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống.

Nhược điểm của Blockchain

Mặc dù có những ưu điểm vô cùng tuyệt với nhưng với blockchain có những thách thức trong việc áp dụng và quản lý trong thực tế. Từ các rào cản về công nghệ, chính trị, luật pháp tại các nước.

Chi phí công nghệ

Mặc dù blockchain có thể tiết kiệm cho người dùng phí giao dịch, nhưng chi phí công nghệ này không miễn phí.

Ví dụ: Trong thế giới thực, năng lượng từ hàng triệu máy tính trên mạng bitcoin gần bằng lượng điện năng tiêu thụ hàng năm của Đan Mạch. Giả sử chi phí điện là 0,03 đô la ~ 0,05 đô la mỗi kilowatt giờ. Chi phí khai thác (không bao gồm chi phí phần cứng) là khoảng 5.000 đô la ~ 7.000 đô la cho mỗi đồng.

Bất chấp chi phí khai thác lớn, người dùng vẫn tiếp tục tăng hóa đơn tiền điện để xác thực các giao dịch trên blockchain. Bởi vì khi các thợ đào thêm một khối vào Blockchain Bitcoin, họ sẽ được thưởng đủ bitcoin để làm cho thời gian và năng lượng của họ trở nên đáng giá.

Một số giải pháp cho những vấn đề này đang bắt đầu nảy sinh. Ví dụ: các trang trại khai thác bitcoin đã được thiết lập để sử dụng năng lượng mặt trời, khí đốt tự nhiên dư thừa từ các địa điểm khai thác mỏ hoặc năng lượng từ các trang trại gió.

Tốc độ không hiệu quả

Bitcoin là một nghiên cứu điển hình hoàn hảo cho sự kém hiệu quả của blockchain. Hệ thống công việc Bitcoin mất khoảng mười phút để thêm một khối mới vào blockchain. Với tốc độ đó, người ta ước tính rằng mạng blockchain chỉ có thể quản lý khoảng bảy giao dịch mỗi giây (TPS). Mặc dù các loại tiền điện tử khác như Ethereum hoạt động tốt hơn bitcoin, nhưng chúng vẫn bị giới hạn bởi blockchain.

blockchain-mo-ra-giao-dich-nhanh

Các giải pháp cho vấn đề này đã được phát triển trong nhiều năm. Hiện có các blockchain với hơn 30.000 giao dịch mỗi giây.

Hoạt động bất hợp pháp

Trong khi tính bảo mật trên mạng blockchain bảo vệ người dùng khỏi các vụ tấn công và bảo vệ quyền riêng tư. Nó cũng cho phép giao dịch và hoạt động bất hợp pháp trên mạng blockchain.

hoat-dong-rua-tien-cua-toi-pham

Ví dụ như các hoạt động rửa tiền, mua bán trái phép các chất cấm trên toàn thế giới sử dụng Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác để giao dịch.

Chính vì điều này, các quy định tại Hoa Kỳ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải lấy thông tin về khách hàng của họ khi mở tài khoản. Xác minh danh tính của từng khách hàng và xác nhận khách hàng này không xuất hiện trong danh sách khủng bố đã biết hoặc bị nghi ngờ.

Hệ thống này cho phép bất kỳ ai truy cập vào tài khoản chính nhưng cũng tạo kẻ hở cho tội phạm giao dịch dễ dàng. Nhiều người cho rằng lợi ích của tiền điện tử sẽ vượt trội hơn những nhược điểm mà nó mang lại. Đặc biệt khi mà hầu hết hoạt động bất hợp pháp hiện nay vẫn thực hiện được thông qua tiền mặt không thể truy xuất được.

Quy định, luật pháp nước sở tại

Bitcoin chưa được hợp pháp hóa tại Việt Nam, đây là điều mà nhiều người quan tâm về tiền điện tử bày tỏ lo ngại. Theo thời gian, các quy định giới hạn về Blockchain sẽ giảm dần khi mà các công ty lớn như Paypal bắt đầu cho phép quyền sở hữu và sử dụng tiền điện tử trên nền tảng của nó.

Blockchain- Các ứng dụng trong đời sống

Tài chính ngân hàng

Không có nghành nào được hưởng lợi nhiều từ việc tích hợp Blockchain vào hoạt động kinh doanh hơn ngân hàng. Bằng cách kết hợp blockchain vào các ngân hàng, người tiêu dùng có thể thấy giao dịch của họ xử lý trong ít nhất 10 phút, bất kể ngày lễ hay cuối tuần.

giao-dich-bitcoin

Với blockchain ngân hàng có cơ hội trao đổi tiền giữa các tổ chức nhanh chóng và an toàn hơn.

 Capgemini, một công ty tư vấn của Pháp, ước tính rằng người tiêu dùng có thể tiết kiệm tới 16 tỷ đô la phí ngân hàng và bảo hiểm mỗi năm thông qua các ứng dụng dựa trên blockchain.

Tiền tệ

Đồng Đô La mỹ được kiểm soát bởi Cục Dự trữ Liên bang. Nếu ngân hàng của người dùng bị tấn công, thông tin khách hàng sẽ gặp rủi ro. Nếu ngân hàng sụp đổ thì giá trị đồng tiền có thể gặp rủi ro.

Blockchain cho phép Bitcoin và các loại tiền điện tử khác hoạt động mà không cần cơ quan trung ương. Điều này không chỉ làm giảm rủi ro mà còn loại bỏ nhiều phí giao dịch. Nó cung cấp cho những người ở các quốc gia có tiền tệ hoặc cơ sở hạ tầng tài chính không ổn định một loại tiền tệ ổn định hơn. Với nhiều ứng dụng hơn và mạng lưới cá nhân tổ chức rộng lớn học có thể kinh doanh trong nước và quốc tế.

Chăm sóc sức khỏe

ung-dung-blockchain-vao-y-te

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tận dụng blockchain để lưu trữ hồ sơ y tế của bệnh nhân một cách an toàn.

Khi hồ sơ y tế được tạo và ký tên, nó được ghi vào chuỗi khối.. Các hồ sơ sức khỏe có thể được mã hóa và lưu trữ bằng khóa riêng tư. Chỉ một số người có thể truy cập được, bảo vệ tính riêng tư cho người bệnh.

Hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh là một mã máy tính được xây dựng để xác minh, đàm phán một thỏa thuận hợp đồng. Hợp đồng thông minh hoạt động theo các điều kiện mà người dùng đồng ý. Khi điều kiện đáp ứng, các điều khoản của thỏa thuận sẽ được thực hiện.

hop-dong-thong-minh

Ví dụ: Người thuê nhà muốn thuê một căn hộ bằng việc sử dụng hợp đồng thông minh. Chủ nhà đồng ý cung cấp mã cửa của căn hộ ngay sau khi người thuê đóng tiền cọc. Cả người thuê và chủ nhà sẽ gửi các thỏa thuận tới hợp đồng thông minh. Hợp đồng này sẽ giữ và tự động trao đổi mã cửa lấy tiền cọc vào ngày hợp đồng bắt đầu.

Nếu chủ nhà không cung cấp mã trước ngày thuê thì hợp đồng sẽ hoàn lại tiền đặt cọc. Điều này giúp loại bỏ các khoản phí và quy trình liên quan đến bên thứ ba: công chứng viên.

Chuỗi cung ứng

Gã khổng lồ IBM đã sử dụng blockchain tạo nên chuỗi Food Trust để theo dõi hành trình chế biến, nuôi trồng của thực phẩm. Điều này giúp cho việc tìm ra nguồn gốc và nguyên của các đợt dịch bùng phát.

Các nhà cung cấp sử dụng Blockchain để ghi lại nguồn gốc nguyên liệu mà họ đã mua. Cho phép các công ty xác minh tính xác thực của sản phẩm với các nhãn: Hữu cơ, địa phương, Thương mại.

Theo báo cáo của Forbes, ngành công nghiệp thực phẩm đang ngày càng sử dụng blockchain để theo dõi đường đi và độ an toàn của thực phẩm trong suốt hành trình từ nông trại đến người dùng.

Bài viết được tổng hợp từ các nguồn:

https://www.investopedia.com/terms/b/blockchain.asp

Wikipedia

Tổng kết

Trên là các thông tin về Blockchain mà giaiphapmmo tổng hợp lại. Anh em  nếu có thắc mắc hoặc muốn học hỏi về đầu tư Bitcoin và tiền ảo thì liên hệ mình qua email: thanhtong3011@gmail.com nhé.

    *** Đăng ký tư vấn ***

    BÀI VIẾT XEM NHIỀU

    BÀI VIẾT PHỔ BIẾN